Chọn mua mũ bảo hộ lao động tại Đà Nẵng chất lượng kém nguy hiểm hơn cả khi bạn không đội mũ bảo hộ. Và việc sử dụng mũ bảo hộ lao động không đúng cách cũng là một sai lầm tai hại, tăng nguy hiểm cho vùng đầu không kém.
Bạn có mắc một trong số sai lầm khi dùng nón bảo hộ lao động Đà Nẵng dưới đây không? Hãy xem và học cách sử dụng mũ bảo hộ, bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng bản thân tốt hơn.
Không kiểm tra mũ trước khi sử dụng
Mũ bảo hộ công nhân xây dựng
Kiểm tra mũ trước khi sử dụng là một thói quen tốt đảm bảo chất lượng của mũ và an toàn cao nhất cho người đội. Song thực tế không có nhiều người lao động có được thói quen này.
Hệ quả là: trong khi làm việc mũ bảo hộ gây vướng víu, cản trở công việc. Đặc biệt nguy hiểm hơn là trong trường hợp xảy ra tai nạn mũ không bảo vệ được đầu mà còn là tác nhân gây nguy hiểm đe dọa tính mạng.
Do vậy kiểm tra mũ trước khi đội là rất cần thiết. Công việc kiểm tra được tiến hành như sau:
- Kiểm tra quai, dây đai của mũ chắc chắn hay không
- Vỏ mũ có bị nứt?
- Màu sắc và các bộ phận khác của mũ
Nón bảo hộ lao động “đầu voi đuôi chuột”
Là chỉ loại mũ bảo hộ lao động có các bộ phận không đồng nhất cùng một nhà sản xuất mũ nón bảo hộ lao động ở Đà Nẵng. Một số bộ phận của mũ bảo hộ lao động khi hỏng có thể thay thế. Ví dụ như: dây và đai.
Khi bộ phận này hỏng hoặc mất đa phần người lao động sẽ không thay mới mà để nguyên sử dụng. Hoặc thay mới bằng bộ phận chất lượng kém.
Trong trường hợp này người lao động cần mua đúng chủng loại và nhà sản xuất. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng của mũ bảo hộ.
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết mũ bảo hộ lao động ở Đà Nẵng hàng chính hiệu
Thay đổi kết cấu của mũ bảo hộ lao động
Cấu tạo của một mũ bảo hộ lao động
Kết cấu tiêu chuẩn của mũ bảo hộ lao động gồm có: dây đai, quai, vỏ mũ và khung, miếng đệm, vành. Đây đều là bộ phận chính được nghiên cứu kỹ lưỡng vừa mang lại thoải mái vừa bảo đảm an toàn, hạn chế tối đa va đập, chấn thương vùng đầu của người lao động.
Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà người lao động tự ý thay đổi bộ phận đó. Đặc biệt là phần khoảng trống nằm giữa đai và vỏ. Phần khoảng trống đó có nhiệm vụ cản lực tác động tới vùng đầu. Vì vậy người lao động tuyệt đối không được phép thay đổi cấu tạo của nhà sản xuất.
Dùng chung và không vệ sinh mũ nón bảo hộ
Không chỉ một người mà rất nhiều người lao động có thói quen sử dụng chung mũ bảo hộ lao động. Đây là thói quen không tốt bởi mỗi người lao động lại có loại mũ bảo hộ lao động riêng phù hợp với tính chất công việc, môi trường làm việc và kích cỡ vòng đầu.
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ mũ bảo hộ lao động
Bên cạnh đó, mũ bảo hộ trong quá trình sử dụng cũng khá bẩn nhưng lại không được vệ sinh sạch sẽ. Thói quen không vệ sinh, lau chùi và bảo quản mũ bảo hộ là một trong số nguyên nhân làm giảm chất lượng, độ bền của sản phẩm.
Công việc làm sạch mũ bảo hộ lao động không mất nhiều thời gian. Bạn chỉ cần:
- Vệ sinh mũ bảo hộ bằng vải mềm sạch
- Lau khô mũ và cất ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa khu vực nhiệt độ và độ ẩm cao
Với nội dung thông tin chia sẻ trên hi vọng giúp bạn sử dụng mũ nón bảo hộ lao động đúng cách, an toàn lao động. Ngoài ra, nếu bạn cần sản phẩm cao cấp, giá tốt thì đừng quên liên hệ cho Sơn Phát- xưởng sản xuất mũ bảo hộ lao động tại Đà Nẵng uy tín.
Thẻ: mũ bảo hộ lao động tại Đà NẵngTham khảo: Phân loại mũ bảo hộ lao động tại Đà Nẵng
Mục: Tin tức